HĐND - Tại Kỳ họp thứ 4 - HĐND tỉnh khóa XIX, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng, tranh luận sôi nổi, đã làm rõ trách nhiệm của người được chất vấn; đồng thời, thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đối với các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và các nội dung cần chất vấn.
Đại biểu Hoàng Thị Thanh Vân chất vấn tại Kỳ họp
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn lãnh đạo các ngành đã trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh liên quan đến 7 nhóm vấn đề. Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn của đại biểu Hoàng Thị Thanh Vân về trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tháo gỡ khó khăn đối với việc thực hiện một số chính sách của tỉnh đối với lĩnh vực nông nghiệp; việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND tỉnh.
Về vấn đề này, ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho tỉnh ban hành chính sách tập trung vào giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế, bất cập trong sản xuất hiện nay, trên cơ sở thay đổi cách tiếp cận chính sách theo hướng giảm dần hỗ trợ trực tiếp và tăng cường hỗ trợ thông qua các dự án liên kết theo chuỗi giá trị để hình thành mối quan hệ sản xuất ổn định, bền vững. Tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh, thay đổi căn bản về chất để nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp
Trong thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường cơ giới hóa, chuyển giao và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh nông sản hàng hóa. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tiếp cận với các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết đề ra.
Tiếp đó, đại biểu Nguyễn Văn Hòe chất vấn: trong nhiều năm qua, tại các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, có rất nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri tại các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn... đề nghị UBND tỉnh quan tâm, đầu tư hệ thống điện lưới cho các thôn bản chưa có điện lưới quốc gia. Nhưng đến nay, số thôn bản được giải quyết có điện lưới được rất ít. Đề nghị Giám đốc Sở Công thương cho biết giải pháp, lộ trình của ngành về việc giải quyết vấn đề này, đến khi nào thì tất cả các thôn bản của tỉnh có điện lưới quốc gia?
Ông Vũ Vinh Quang - Giám đốc Sở Công thương trả lời chất vấn tại Kỳ họp
Về vấn đề này, ông Vũ Vinh Quang - Giám đốc Sở Công thương cho biết: trong thời gian tới, ngành Công Thương sẽ tham mưu UBND tỉnh huy động mọi nguồn lực từ Trung ương, từ Tập đoàn điện lực Việt Nam, từ các nguồn vốn hợp pháp khác và bố trí nguồn ngân sách địa phương với kinh phí đầu tư dự kiến 433 tỷ đồng để thực hiện xây dựng mới khoảng 245km đường dây 35kV; 128,4km đường dây 0,4kV; 5.660 công tơ và 98 trạm biến áp 35/0,4KV cho các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải, đảm bảo hoàn thành dự án trong giai đoạn 2021-2025.
Ngoài ra, đối với một số thôn bản, cụm dân cư ở xa khu vực trung tâm, xa lưới điện, không có khả năng cấp điện lưới quốc gia, sẽ tiếp tục nghiên cứu để cấp điện bằng năng lượng khác. Sau khi được bố trí nguồn vốn, ngành sẽ phối hợp với các ngành, địa phương nhanh chóng triển khai thực hiện, cùng với đó sẽ tuyên truyền vận vận động doanh nghiệp, tổ chức chung tay đóng góp, ủng hộ về nguồn vốn đảm bảo hoàn thành dự án, cấp điện kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân.
Băn khoăn trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng phức tạp, khó lường, đại biểu Nguyễn Thị Minh Thuý đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết giải pháp của ngành đảm bảo chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, công tác an toàn trường học, y tế trường học trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.
Về vấn đề này, ông Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết với tinh thần “chủ động, linh hoạt thích ứng" Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", ngay từ đầu năm học ngành đã chỉ đạo các nhà trường đã tranh thủ thời gian “vàng" để tổ chức dạy học trực tiếp, tăng thời lượng dạy học, ưu tiên bố trí dạy trước những nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình. Đến thời điểm hiện tại, đa số các trường đã hoàn thành chương trình học kỳ 1, cấp Tiểu học đã hoàn thành kiểm tra học kỳ, cấp THCS, THPT và GDTX đang tiến hành kiểm tra, thời gian hoàn thành kiểm tra trước ngày 10/12/2021.
Để đảm bảo chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, công tác an toàn trường học, y tế trường học trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, ngành sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch và các phương án xử trí theo các tình huống; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" năm học 2021-2022; hoàn thành chương trình năm học theo tiến độ, đảm bảo chất lượng; huy động, phân bổ các nguồn lực để hỗ trợ cho các nhà trường các thiết bị để tổ chức dạy học trực tuyến; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn các thiết bị học trực tuyến…
Đại biểu Hoàng Thị Lan Hương chất vấn tại Kỳ họp
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, đại biểu Hoàng Thị Lan Hương đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết các giải pháp, phương án của tỉnh ứng phó với diễn biến dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống của nhân dân.
Bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời chất vấn tại Kỳ họp
Về vấn đề này, bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 (tính từ ngày 27/4/2021), Yên Bái là một trong số rất ít địa phương giữ được “vùng xanh an toàn” trên bản đồ dịch bệnh Covid-19 của cả nước. Đến chiều ngày 27/11/2021, tỉnh Yên Bái chính thức phát hiện ca mắc Covid-19 tại cộng đồng đầu tiên. Đến 8h sáng nay (7/12), đã ghi nhận tổng số 183 ca mắc Covid-19, hầu hết là F1 liên quan đến các ca mắc Covid-19 trước đó, đã xác định được nguồn lây rõ ràng. Các bệnh nhân đều thuộc thể nhẹ, sức khỏe ổn định. Trong ngày 7/12 đã có 18 bệnh nhân đầu tiên đủ điều kiện xuất viện. Mặc dù là đợt dịch trong cộng đồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các cấp và các ngành chức năng của tỉnh đã không lúng túng, bị động vào cuộc khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm, cách ly đối với tất cả các trường hợp liên quan một cách nhanh chóng nhất. Đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, hầu hết các ca mắc đều đã được cách ly trước đó. Các hoạt động trên địa bàn tỉnh đã trở lại bình thường ngay để không gây ách tắc, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân theo đúng tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh sẽ tiếp tục chủ động, linh hoạt, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ; quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực y tế cơ sở, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em đủ từ 12 đến dưới 18 tuổi, chuẩn bị kế hoạch tiêm liều nhắc lại cho người đủ từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều cơ bản; tăng cường các biện pháp giám sát, xét nghiệm, tầm soát để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập và bùng phát trong cộng đồng; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tự giác của người dân trong phòng chống dịch bệnh.
Cũng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, lãnh đạo Công an tỉnh đã trả lời chất vấn của đại biểu Đào Thị Thanh Hiền về giải pháp khắc phục tình trạng học sinh đi xe đạp điện, xe máy dưới 50 phân khối vi phạm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông như lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ quy định, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông; Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hương về kế hoạch, giải pháp của ngành để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã trả lời chất vấn của đại biểu Hoàng Lê Huy về khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp của ngành để tổ chức thi hành dứt điểm đối với các vụ việc có liên quan đến tín dụng, ngân hàng.
Ban Biên tập
HĐND - Tại Kỳ họp thứ 4 - HĐND tỉnh khóa XIX, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, xây dựng, tranh luận sôi nổi, đã làm rõ trách nhiệm của người được chất vấn; đồng thời, thể hiện sự nghiên cứu kỹ lưỡng của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đối với các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh và các nội dung cần chất vấn. Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn lãnh đạo các ngành đã trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh liên quan đến 7 nhóm vấn đề. Mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời chất vấn của đại biểu Hoàng Thị Thanh Vân về trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tháo gỡ khó khăn đối với việc thực hiện một số chính sách của tỉnh đối với lĩnh vực nông nghiệp; việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã tiếp cận với chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 09/2020/NQ-HĐND tỉnh.
Về vấn đề này, ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho tỉnh ban hành chính sách tập trung vào giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế, bất cập trong sản xuất hiện nay, trên cơ sở thay đổi cách tiếp cận chính sách theo hướng giảm dần hỗ trợ trực tiếp và tăng cường hỗ trợ thông qua các dự án liên kết theo chuỗi giá trị để hình thành mối quan hệ sản xuất ổn định, bền vững. Tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh, thay đổi căn bản về chất để nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Ông Đinh Đăng Luận - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng đàn trả lời chất vấn tại Kỳ họp
Trong thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường cơ giới hóa, chuyển giao và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh nông sản hàng hóa. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đăng ký dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tiếp cận với các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết đề ra.
Tiếp đó, đại biểu Nguyễn Văn Hòe chất vấn: trong nhiều năm qua, tại các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, có rất nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri tại các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn... đề nghị UBND tỉnh quan tâm, đầu tư hệ thống điện lưới cho các thôn bản chưa có điện lưới quốc gia. Nhưng đến nay, số thôn bản được giải quyết có điện lưới được rất ít. Đề nghị Giám đốc Sở Công thương cho biết giải pháp, lộ trình của ngành về việc giải quyết vấn đề này, đến khi nào thì tất cả các thôn bản của tỉnh có điện lưới quốc gia?
Ông Vũ Vinh Quang - Giám đốc Sở Công thương trả lời chất vấn tại Kỳ họp
Về vấn đề này, ông Vũ Vinh Quang - Giám đốc Sở Công thương cho biết: trong thời gian tới, ngành Công Thương sẽ tham mưu UBND tỉnh huy động mọi nguồn lực từ Trung ương, từ Tập đoàn điện lực Việt Nam, từ các nguồn vốn hợp pháp khác và bố trí nguồn ngân sách địa phương với kinh phí đầu tư dự kiến 433 tỷ đồng để thực hiện xây dựng mới khoảng 245km đường dây 35kV; 128,4km đường dây 0,4kV; 5.660 công tơ và 98 trạm biến áp 35/0,4KV cho các thôn, bản chưa có điện trên địa bàn các huyện Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải, đảm bảo hoàn thành dự án trong giai đoạn 2021-2025.
Ngoài ra, đối với một số thôn bản, cụm dân cư ở xa khu vực trung tâm, xa lưới điện, không có khả năng cấp điện lưới quốc gia, sẽ tiếp tục nghiên cứu để cấp điện bằng năng lượng khác. Sau khi được bố trí nguồn vốn, ngành sẽ phối hợp với các ngành, địa phương nhanh chóng triển khai thực hiện, cùng với đó sẽ tuyên truyền vận vận động doanh nghiệp, tổ chức chung tay đóng góp, ủng hộ về nguồn vốn đảm bảo hoàn thành dự án, cấp điện kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân.
Băn khoăn trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có chiều hướng phức tạp, khó lường, đại biểu Nguyễn Thị Minh Thuý đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết giải pháp của ngành đảm bảo chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, công tác an toàn trường học, y tế trường học trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.
Về vấn đề này, ông Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết với tinh thần “chủ động, linh hoạt thích ứng" Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", ngay từ đầu năm học ngành đã chỉ đạo các nhà trường đã tranh thủ thời gian “vàng" để tổ chức dạy học trực tiếp, tăng thời lượng dạy học, ưu tiên bố trí dạy trước những nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình. Đến thời điểm hiện tại, đa số các trường đã hoàn thành chương trình học kỳ 1, cấp Tiểu học đã hoàn thành kiểm tra học kỳ, cấp THCS, THPT và GDTX đang tiến hành kiểm tra, thời gian hoàn thành kiểm tra trước ngày 10/12/2021.
Để đảm bảo chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, công tác an toàn trường học, y tế trường học trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, ngành sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch và các phương án xử trí theo các tình huống; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" năm học 2021-2022; hoàn thành chương trình năm học theo tiến độ, đảm bảo chất lượng; huy động, phân bổ các nguồn lực để hỗ trợ cho các nhà trường các thiết bị để tổ chức dạy học trực tuyến; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn các thiết bị học trực tuyến…
Đại biểu Hoàng Thị Lan Hương chất vấn tại Kỳ họp
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, đại biểu Hoàng Thị Lan Hương đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết các giải pháp, phương án của tỉnh ứng phó với diễn biến dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống của nhân dân.
Bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời chất vấn tại Kỳ họp
Về vấn đề này, bà Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4 (tính từ ngày 27/4/2021), Yên Bái là một trong số rất ít địa phương giữ được “vùng xanh an toàn” trên bản đồ dịch bệnh Covid-19 của cả nước. Đến chiều ngày 27/11/2021, tỉnh Yên Bái chính thức phát hiện ca mắc Covid-19 tại cộng đồng đầu tiên. Đến 8h sáng nay (7/12), đã ghi nhận tổng số 183 ca mắc Covid-19, hầu hết là F1 liên quan đến các ca mắc Covid-19 trước đó, đã xác định được nguồn lây rõ ràng. Các bệnh nhân đều thuộc thể nhẹ, sức khỏe ổn định. Trong ngày 7/12 đã có 18 bệnh nhân đầu tiên đủ điều kiện xuất viện. Mặc dù là đợt dịch trong cộng đồng đầu tiên trên địa bàn tỉnh nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 các cấp và các ngành chức năng của tỉnh đã không lúng túng, bị động vào cuộc khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp nhằm khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm, cách ly đối với tất cả các trường hợp liên quan một cách nhanh chóng nhất. Đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, hầu hết các ca mắc đều đã được cách ly trước đó. Các hoạt động trên địa bàn tỉnh đã trở lại bình thường ngay để không gây ách tắc, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân theo đúng tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh sẽ tiếp tục chủ động, linh hoạt, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ; quan tâm đầu tư, nâng cao năng lực y tế cơ sở, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em đủ từ 12 đến dưới 18 tuổi, chuẩn bị kế hoạch tiêm liều nhắc lại cho người đủ từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều cơ bản; tăng cường các biện pháp giám sát, xét nghiệm, tầm soát để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập và bùng phát trong cộng đồng; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm tự giác của người dân trong phòng chống dịch bệnh.
Cũng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, lãnh đạo Công an tỉnh đã trả lời chất vấn của đại biểu Đào Thị Thanh Hiền về giải pháp khắc phục tình trạng học sinh đi xe đạp điện, xe máy dưới 50 phân khối vi phạm quy định của pháp luật khi tham gia giao thông như lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ quy định, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông; Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hương về kế hoạch, giải pháp của ngành để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã trả lời chất vấn của đại biểu Hoàng Lê Huy về khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp của ngành để tổ chức thi hành dứt điểm đối với các vụ việc có liên quan đến tín dụng, ngân hàng.