Sáng ngày 22/9/2021, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái do ông Nguyễn Quốc Luận - UVBCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Mù Cang Chải khảo sát thực trạng, tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại các Lâm trường Quốc doanh, Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng trên địa bàn.
Quang cảnh buổi làm việc
Mục đích của cuộc khảo sát nhằm nắm bắt thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh, các công ty lâm nghiệp, các địa phương được bàn giao đất có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp để quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn năm 2014 đến 31/6/2021. Qua đó, đánh giá kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các địa phương… trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Qua khảo sát, đề xuất, kiến nghị, các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh nói chung trong thời gian tới. Đồng thời tiếp thu ý kiến, kiến nghị của các lâm trường, công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, ủy ban nhân dân các xã và ủy ban nhân các huyện trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp… trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hiện nay huyện Mù Cang Chải có tổng diện tích rừng là 80.435,67ha, trong đó Hạt Kiểm lâm quản lý 20.102,79ha, rừng tự nhiên 19.159,50ha, rừng trồng 943,29ha, còn lại 48.988.46ha do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, UBND các xã quản lý 11.344,42ha, độ che phủ toàn huyện là 67,15%.
Diện tích đất rừng được giao trước sắp xếp, quy hoạch 3 loại rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý là: 52.479,97 ha. Tổng quỹ đất nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là 56.854,0932 ha.
Qua báo cáo của các ngành chuyên môn với đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy việc quy hoạch cho phát triển rừng còn chồng chéo, chưa cụ thể, còn bao trùm cả đất ở, đất canh tác truyền thống của dân; đất lâm nghiệp giao cho lâm trường. Ban quản lý rừng phòng hộ có chỗ, có nơi khó thực hiện đúng quy hoạch, đúng mục đích và mâu thuẫn, đối kháng lợi ích với đồng bào dân tộc địa phương. Tình trạng bao chiếm, xâm lấn làm nương rẫy, bãi chăn thả gia súc, canh tác nông nghiệp còn xảy ra. Việc sử dụng rừng theo phong tục, tập quán truyền thống và xen canh dưới tán rừng như trồng thảo quả, sa nhân, sơn tra, thậm chí có chỗ, có nơi vượt ngưỡng cho phép, làm ảnh hưởng đến chất lượng và chức năng của rừng. Năng lực tổ chức thực hiện của chủ rừng và sự tham gia của các hộ gia đình, cộng đồng dân cư địa phương đối với công tác bảo vệ, phát triển rừng hạn chế…. Qua đó huyện cũng đề nghị với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cần đề nghị các cấp có các chính sách chuyển đổi và bảo vệ phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, nhất là việc quy hoạch các loại đất và đất ở, cấp kinh phí đo đạc, lập ranh giới từng loại đất để quản lý, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm để làm tốt công tác quản lý đất đai một cách hiệu quả để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.
Kết luận buổi làm việc ông Nguyễn Quốc Luận - UVBCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã ghi nhận những kết quả mà huyện Mù Cang Chải đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và quản lý sử dụng đất đai của các cơ quan quản lý nói riêng. Bên cạnh đó bày tỏ mong muốn huyện tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được. Đồng thời tiếp thu các ý kiến kiến nghị của huyện để trình các cấp có thẩm quyền.
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải
Ban Biên tập
Sáng ngày 22/9/2021, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái do ông Nguyễn Quốc Luận - UVBCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Mù Cang Chải khảo sát thực trạng, tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại các Lâm trường Quốc doanh, Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng trên địa bàn. Mục đích của cuộc khảo sát nhằm nắm bắt thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh, các công ty lâm nghiệp, các địa phương được bàn giao đất có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp để quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn năm 2014 đến 31/6/2021. Qua đó, đánh giá kết quả đã đạt được, những mặt còn hạn chế, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp tại các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các địa phương… trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Qua khảo sát, đề xuất, kiến nghị, các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh nói chung trong thời gian tới. Đồng thời tiếp thu ý kiến, kiến nghị của các lâm trường, công ty lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, ủy ban nhân dân các xã và ủy ban nhân các huyện trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ các lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp… trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Hiện nay huyện Mù Cang Chải có tổng diện tích rừng là 80.435,67ha, trong đó Hạt Kiểm lâm quản lý 20.102,79ha, rừng tự nhiên 19.159,50ha, rừng trồng 943,29ha, còn lại 48.988.46ha do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, UBND các xã quản lý 11.344,42ha, độ che phủ toàn huyện là 67,15%.
Diện tích đất rừng được giao trước sắp xếp, quy hoạch 3 loại rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý là: 52.479,97 ha. Tổng quỹ đất nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Mù Cang Chải là 56.854,0932 ha.
Qua báo cáo của các ngành chuyên môn với đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy việc quy hoạch cho phát triển rừng còn chồng chéo, chưa cụ thể, còn bao trùm cả đất ở, đất canh tác truyền thống của dân; đất lâm nghiệp giao cho lâm trường. Ban quản lý rừng phòng hộ có chỗ, có nơi khó thực hiện đúng quy hoạch, đúng mục đích và mâu thuẫn, đối kháng lợi ích với đồng bào dân tộc địa phương. Tình trạng bao chiếm, xâm lấn làm nương rẫy, bãi chăn thả gia súc, canh tác nông nghiệp còn xảy ra. Việc sử dụng rừng theo phong tục, tập quán truyền thống và xen canh dưới tán rừng như trồng thảo quả, sa nhân, sơn tra, thậm chí có chỗ, có nơi vượt ngưỡng cho phép, làm ảnh hưởng đến chất lượng và chức năng của rừng. Năng lực tổ chức thực hiện của chủ rừng và sự tham gia của các hộ gia đình, cộng đồng dân cư địa phương đối với công tác bảo vệ, phát triển rừng hạn chế…. Qua đó huyện cũng đề nghị với đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cần đề nghị các cấp có các chính sách chuyển đổi và bảo vệ phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, nhất là việc quy hoạch các loại đất và đất ở, cấp kinh phí đo đạc, lập ranh giới từng loại đất để quản lý, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm để làm tốt công tác quản lý đất đai một cách hiệu quả để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.
Kết luận buổi làm việc ông Nguyễn Quốc Luận - UVBCH Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã ghi nhận những kết quả mà huyện Mù Cang Chải đạt được trong công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và quản lý sử dụng đất đai của các cơ quan quản lý nói riêng. Bên cạnh đó bày tỏ mong muốn huyện tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được. Đồng thời tiếp thu các ý kiến kiến nghị của huyện để trình các cấp có thẩm quyền.
Theo Trang TTĐT huyện Mù Cang Chải