ĐBQH - Chiều 31/5, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận ở tổ cùng đại biểu các tỉnh về Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; thành phố Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái là Tổ trưởng, chủ trì thảo luận.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì thảo luận ở tổ chiều 31/5
Đối với Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy bày tỏ đồng tình với dự thảo nghị quyết cho phép Nghệ An khi xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thì không tính đối với nguồn thu thuế từ các cơ sở sản xuất thủy điện, nguồn thu nội địa từ hoạt động khai thác khoáng sản, không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn miền Tây Nghệ An để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa bàn miền Tây Nghệ An.
Đại biểu cho biết, hiện nay địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An cùng với các địa phương ở khu vực Tây Bắc là địa bàn đặc biệt khó khăn, trong đó có nhiều dự án thủy điện và các dự án khai thác khoáng sản tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, quá trình phân bổ ngân sách chưa xét đến yếu tố này. Đây là sự thiệt thòi cho các cái địa phương ở Tây Bắc cũng như Tây Nghệ An, Tây Thanh Hóa.
Theo đại biểu, đây là một cơ chế đặc thù sẽ mở rahướng mới nếu như quá trình thực hiện đối với miền Tây Nghệ An mà chứng minh được sự khả thi và hiệu quả thì có thể nghiên cứu mở rộng ra thành các cơ chế, chính sách cho cấp vùng. "Trong đó, chúng ta xác định với các vùng, các địa bàn đặc biệt khó khăn không chỉ là một tỉnh mà có thể là các cái tỉnh ở khu vực Tây Bắc và Tây Nghệ An, Tây Thanh Hóa", đại biểu Duy ý kiến.
Đại biểu Đỗ Đức Duy phát biểu thảo luận ở tổ về các chính sách đặc thù quy định tỉnh Nghệ An
Đối với chính sách đặc thù quy định tỉnh Nghệ An được phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công, nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An, đại biểu Duy bày tỏ có một chút băn khoăn là nếu như xác định ngay từ quá trình phân bổ đầu tiên, trong đó Nghệ An được bổ sung thêm 50%, tức là được hiểu là nguồn vốn phân bổ cho Nghệ An sẽ gấp 1,5 lần so với quy định thông thường ở các địa phương khác.
Cho rằng có thể ảnh hưởng tới cơ cấu tổng nguồn cũng như ảnh hưởng đến các địa phương khác, đại biểu bày tỏ vẫn ủng hộ quan điểm là có thể phân bổ sung thêm 50% nhưng nên theo hướng sử dụng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hoặc dự phòng ngân sách trung ương chưa phân bổ thì như vậy nó không bị ảnh hưởng đến nguồn phân bổ cho các địa phương khác, không tác động đến các địa phương khác ngay từ ban đầu.
Đối với Đà Nẵng, đại biểu cơ bản đồng tình cao với các nội dung dự thảo nghị quyết, đặc biệt là các chính sách đặc thù mới mà lần đầu tiên đưa đề xuất để áp dụng với một địa phương như thí điểm thành lập khu thương mại tự do hay quy định về đầu tư phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…
Đối với quy định về cho phép được thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới, đại biểu Đỗ Đức Duy cho đây là một lĩnh vực rất mới, kể cả các quốc gia phát triển khi triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới cũng đều có mức độ kiểm soát nhất định.
"Nên chăng, có thể trước khi thực hiện theo từng năm, UBND thành phố Đà Nẵng báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, để phê duyệt hay chấp thuận danh mục sẽ thực hiện thử nghiệm, có kiểm soát về các giải pháp công nghệ mới” - đại biểu đề xuất.
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận ở tổ
Về quy định HĐND thành phố Vinh được thành lập 3 ban: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế -Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nêu đề nghị thành lập Ban Đô thị và chuyển lại Ban Kinh tế và Ban Văn hóa thành 1 ban. Sau khi điều chỉnh thì sẽ có 3 ban Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hôi và Ban Đô thị.
Theo đại biểu, thành phố Vinh theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị xác định là trọng điểm thành phố đối với tỉnh Nghệ An và Trung Bộ. Do vậy, ở đây cần có Ban Đô thị để tham gia giúp HĐND tỉnh việc thẩm tra, giám sát, ra quyết định liên quan đến các vấn đề quản lý, quy hoạch đô thị.
Vấn đề nữa mà đại biểu nhận thấy là trong dự thảo nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An thì thành phố Vinh không có một cơ chế chính sách đặc thù nào.
"Tuy nhiên chúng ta xác định thành phố Vinh là đô thị trọng điểm của cả vùng, do vậy chúng tôi cho rằng cũng phải rất cần có những cơ chế chính sách đặc thù; nó tương tự như thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắc, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cũng nghiên cứu thêm, có cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Vinh để phát triển tương xứng với những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Theo đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung, kết quả quyết toán chi đạt tỉ lệ rất là thấp
Thảo luận về công tác quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, quyết toán chi ngân sách Nhà nước có một số hạn chế chậm được khắc phục như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn thấp so với kế hoạch vốn được Chính phủ giao. Số chuyển nguồn từ dự toán chi đầu tư phát triển năm 2022 sang năm 2023 tiếp tục cao hơn năm trước.
Một số bộ, ngành, nhiều lĩnh vực thường xuyên báo cáo đề xuất nhu cầu chi khá lớn nhưng kết quả quyết toán chi đạt tỉ lệ rất thấp, như chi cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề chỉ đạt gần 5 - 7% dự toán, chi y tế, dân số và gia đình đạt 43,1%, chi văn hóa, thông tin đạt 56,7%, chi bảo vệ môi trường đạt 64,5% dự toán.
Đây là các khoản chi hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến vấn đề về các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Ngoài số chi chuyển nguồn đầu tư phát triển theo quy định của luật thì số chi chuyển nguồn và hủy bỏ dự toán chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương cũng tăng khá lớn và tăng cao hơn so với các năm trước.
"Tôi đề nghị Chính phủ lưu ý các nhận định này trong báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách để chúng ta rút kinh nghiệm thực hiện trong các năm tiếp theo đảm bảo hiệu quả hơn” - đại biểu Trung phát biểu.
Ban Biên tập
ĐBQH - Chiều 31/5, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tham gia thảo luận ở tổ cùng đại biểu các tỉnh về Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; thành phố Đà Nẵng; phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái là Tổ trưởng, chủ trì thảo luận.
Đối với Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy bày tỏ đồng tình với dự thảo nghị quyết cho phép Nghệ An khi xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thì không tính đối với nguồn thu thuế từ các cơ sở sản xuất thủy điện, nguồn thu nội địa từ hoạt động khai thác khoáng sản, không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn miền Tây Nghệ An để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa bàn miền Tây Nghệ An.
Đại biểu cho biết, hiện nay địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An cùng với các địa phương ở khu vực Tây Bắc là địa bàn đặc biệt khó khăn, trong đó có nhiều dự án thủy điện và các dự án khai thác khoáng sản tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, quá trình phân bổ ngân sách chưa xét đến yếu tố này. Đây là sự thiệt thòi cho các cái địa phương ở Tây Bắc cũng như Tây Nghệ An, Tây Thanh Hóa.
Theo đại biểu, đây là một cơ chế đặc thù sẽ mở rahướng mới nếu như quá trình thực hiện đối với miền Tây Nghệ An mà chứng minh được sự khả thi và hiệu quả thì có thể nghiên cứu mở rộng ra thành các cơ chế, chính sách cho cấp vùng. "Trong đó, chúng ta xác định với các vùng, các địa bàn đặc biệt khó khăn không chỉ là một tỉnh mà có thể là các cái tỉnh ở khu vực Tây Bắc và Tây Nghệ An, Tây Thanh Hóa", đại biểu Duy ý kiến.
Đại biểu Đỗ Đức Duy phát biểu thảo luận ở tổ về các chính sách đặc thù quy định tỉnh Nghệ An
Đối với chính sách đặc thù quy định tỉnh Nghệ An được phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công, nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An, đại biểu Duy bày tỏ có một chút băn khoăn là nếu như xác định ngay từ quá trình phân bổ đầu tiên, trong đó Nghệ An được bổ sung thêm 50%, tức là được hiểu là nguồn vốn phân bổ cho Nghệ An sẽ gấp 1,5 lần so với quy định thông thường ở các địa phương khác.
Cho rằng có thể ảnh hưởng tới cơ cấu tổng nguồn cũng như ảnh hưởng đến các địa phương khác, đại biểu bày tỏ vẫn ủng hộ quan điểm là có thể phân bổ sung thêm 50% nhưng nên theo hướng sử dụng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hoặc dự phòng ngân sách trung ương chưa phân bổ thì như vậy nó không bị ảnh hưởng đến nguồn phân bổ cho các địa phương khác, không tác động đến các địa phương khác ngay từ ban đầu.
Đối với Đà Nẵng, đại biểu cơ bản đồng tình cao với các nội dung dự thảo nghị quyết, đặc biệt là các chính sách đặc thù mới mà lần đầu tiên đưa đề xuất để áp dụng với một địa phương như thí điểm thành lập khu thương mại tự do hay quy định về đầu tư phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…
Đối với quy định về cho phép được thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới, đại biểu Đỗ Đức Duy cho đây là một lĩnh vực rất mới, kể cả các quốc gia phát triển khi triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới cũng đều có mức độ kiểm soát nhất định.
"Nên chăng, có thể trước khi thực hiện theo từng năm, UBND thành phố Đà Nẵng báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, để phê duyệt hay chấp thuận danh mục sẽ thực hiện thử nghiệm, có kiểm soát về các giải pháp công nghệ mới” - đại biểu đề xuất.
Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận phát biểu thảo luận ở tổ
Về quy định HĐND thành phố Vinh được thành lập 3 ban: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế -Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội, đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái nêu đề nghị thành lập Ban Đô thị và chuyển lại Ban Kinh tế và Ban Văn hóa thành 1 ban. Sau khi điều chỉnh thì sẽ có 3 ban Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hôi và Ban Đô thị.
Theo đại biểu, thành phố Vinh theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị xác định là trọng điểm thành phố đối với tỉnh Nghệ An và Trung Bộ. Do vậy, ở đây cần có Ban Đô thị để tham gia giúp HĐND tỉnh việc thẩm tra, giám sát, ra quyết định liên quan đến các vấn đề quản lý, quy hoạch đô thị.
Vấn đề nữa mà đại biểu nhận thấy là trong dự thảo nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An thì thành phố Vinh không có một cơ chế chính sách đặc thù nào.
"Tuy nhiên chúng ta xác định thành phố Vinh là đô thị trọng điểm của cả vùng, do vậy chúng tôi cho rằng cũng phải rất cần có những cơ chế chính sách đặc thù; nó tương tự như thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắc, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cũng nghiên cứu thêm, có cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Vinh để phát triển tương xứng với những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Theo đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái Nguyễn Thành Trung, kết quả quyết toán chi đạt tỉ lệ rất là thấp
Thảo luận về công tác quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2022, đại biểu Nguyễn Thành Trung - Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, quyết toán chi ngân sách Nhà nước có một số hạn chế chậm được khắc phục như tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ở một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn thấp so với kế hoạch vốn được Chính phủ giao. Số chuyển nguồn từ dự toán chi đầu tư phát triển năm 2022 sang năm 2023 tiếp tục cao hơn năm trước.
Một số bộ, ngành, nhiều lĩnh vực thường xuyên báo cáo đề xuất nhu cầu chi khá lớn nhưng kết quả quyết toán chi đạt tỉ lệ rất thấp, như chi cho giáo dục - đào tạo, dạy nghề chỉ đạt gần 5 - 7% dự toán, chi y tế, dân số và gia đình đạt 43,1%, chi văn hóa, thông tin đạt 56,7%, chi bảo vệ môi trường đạt 64,5% dự toán.
Đây là các khoản chi hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến vấn đề về các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Ngoài số chi chuyển nguồn đầu tư phát triển theo quy định của luật thì số chi chuyển nguồn và hủy bỏ dự toán chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương cũng tăng khá lớn và tăng cao hơn so với các năm trước.
"Tôi đề nghị Chính phủ lưu ý các nhận định này trong báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách để chúng ta rút kinh nghiệm thực hiện trong các năm tiếp theo đảm bảo hiệu quả hơn” - đại biểu Trung phát biểu.