Ngay từ đầu nhiệm kỳ, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khóa XV đã tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau các kỳ họp Quốc hội, đặc biệt có nhiều đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri, hết lòng hết sức vì trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh phát biểu thảo luận tại Hội trường
Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta kết thúc thắng lợi, xóa bỏ chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ, giành lại hoàn toàn tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Non sông thu về một mối, nhưng ở hai miền vẫn tồn tại hai nhà nước. Ở miền Bắc, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; chính quyền các cấp có HĐND và Ủy ban hành chính. Ở miền Nam có Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, UBND cách mạng ở địa phương.
Sớm nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc đó là phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, tháng 11/1975, đại biểu nhân dân hai miền Nam, Bắc đã tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị. Hội nghị đánh giá tình hình và đi đến quyết định "Cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và chủ nghĩa xã hội, Quốc hội đó sẽ xác định thể chế nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của nhà nước và quy định hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất".
Sau thành công của Hội nghị Hiệp thương chính trị, ngày 3/1/1976, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 228-CT/TW yêu cầu các cấp ủy đảng phải hết sức coi trọng việc lãnh đạo Tổng tuyển cử trong cả nước cùng một ngày, theo những nguyên tắc thật sự dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trong không khí tưng bừng, ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI được tiến hành nhanh, gọn với tỷ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%. Cử tri đã lựa chọn và bầu đủ 492 đại biểu trong vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm.
Thời kỳ này, 3 tỉnh: Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lao Cai đã sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Trong số 492 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa VI, tỉnh Hoàng Liên Sơn có 4 đại biểu gồm bà Hoàng Thị Khước và các ông Nguyễn Ngọc Hồ, Bàn Văn Quan, Hoàng Quốc Thịnh. Kế thừa và phát huy truyền thống của các khóa Quốc hội trước đó, các đại biểu của tỉnh Hoàng Liên Sơn đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với cử tri và nhân dân; đóng góp trí tuệ, trách nhiệm trong việc quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; cơ cấu lãnh đạo của các cơ quan trong bộ máy nhà nước khi chưa có hiến pháp mới, tiến hành bầu các chức danh lãnh đạo cao nhất của Chính phủ và Nhà nước, hình thành các cơ quan trong bộ máy Nhà nước để điều hành công việc chung của đất nước.
Tiếp nối hành trình, Quốc hội khóa XV hiện đang tiếp tục phát huy vai trò cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái gồm: ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đoàn ĐBQH tỉnh; ông Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn đoàn ĐBQH tỉnh; bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Trung - Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; bà Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mù Cang Chải; bà Triệu Thị Huyền - cán bộ Tỉnh đoàn Yên Bái.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, các đại biểu khóa XV đã hết lòng hết sức vì trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó; tích cực triển khai hoạt động trong điều kiện nhiều khó khăn mới phát sinh do dịch bệnh Covid-19; nỗ lực với quá trình đổi mới trong các hoạt động của Quốc hội. Năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau các kỳ họp tại 11 điểm với sự tham gia của gần 3.000 cử tri thuộc 48 xã, phường, thị trấn; tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề với 200 cử tri đại diện cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.
Đặc biệt, lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề, kết hợp đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh tới 8 điểm cầu của 8 huyện, thị xã với hơn 700 đại biểu đại diện cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn toàn tỉnh tham dự.
Quang cảnh cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5 của đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tại huyện Trấn Yên, tháng 5/2023
Trong năm 2023 diễn ra Kỳ họp thứ 5 và Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Các đại biểu tỉnh Yên Bái đã nêu cao trách nhiệm, tích cực tham gia ý kiến vào các báo cáo của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các dự án luật, nghị quyết và quyết định công tác nhân sự lãnh đạo Nhà nước... Tổng số đã có 43 lượt ý kiến của các vị đại biểu trong Đoàn phát biểu thảo luận tại tổ và tại hội trường. Ngay trong Kỳ họp thứ 5 (Bất thường) đầu năm 2024, Trưởng Đoàn ĐBQH Đỗ Đức Duy thảo luận ở tổ về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Trưởng đoàn Nguyễn Quốc Luận đề nghị tạo tính linh hoạt, chủ động cho các địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đại biểu Nguyễn Thành Trung tham gia ý kiến vào cơ chế quản lý vốn, tài sản trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…
Với ý nghĩa trọng đại của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 và tiếp nối niềm tự hào về những kết quả mà các ĐBQH đạt được trong nhiệm kỳ qua, các ĐBQH tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành tốt trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó, thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ XV và những nhiệm kỳ tới đây.
Ban Biên tập
Theo Báo Yên Bái
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, các đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái khóa XV đã tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau các kỳ họp Quốc hội, đặc biệt có nhiều đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri, hết lòng hết sức vì trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó.Ngày 30/4/1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta kết thúc thắng lợi, xóa bỏ chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ, giành lại hoàn toàn tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Non sông thu về một mối, nhưng ở hai miền vẫn tồn tại hai nhà nước. Ở miền Bắc, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; chính quyền các cấp có HĐND và Ủy ban hành chính. Ở miền Nam có Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, UBND cách mạng ở địa phương.
Sớm nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc đó là phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, tháng 11/1975, đại biểu nhân dân hai miền Nam, Bắc đã tổ chức Hội nghị Hiệp thương chính trị. Hội nghị đánh giá tình hình và đi đến quyết định "Cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và chủ nghĩa xã hội, Quốc hội đó sẽ xác định thể chế nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của nhà nước và quy định hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất".
Sau thành công của Hội nghị Hiệp thương chính trị, ngày 3/1/1976, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 228-CT/TW yêu cầu các cấp ủy đảng phải hết sức coi trọng việc lãnh đạo Tổng tuyển cử trong cả nước cùng một ngày, theo những nguyên tắc thật sự dân chủ: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Trong không khí tưng bừng, ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam độc lập, thống nhất.
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI được tiến hành nhanh, gọn với tỷ lệ cử tri đi bầu trong cả nước đạt 98,77%. Cử tri đã lựa chọn và bầu đủ 492 đại biểu trong vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm.
Thời kỳ này, 3 tỉnh: Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lao Cai đã sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Trong số 492 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa VI, tỉnh Hoàng Liên Sơn có 4 đại biểu gồm bà Hoàng Thị Khước và các ông Nguyễn Ngọc Hồ, Bàn Văn Quan, Hoàng Quốc Thịnh. Kế thừa và phát huy truyền thống của các khóa Quốc hội trước đó, các đại biểu của tỉnh Hoàng Liên Sơn đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với cử tri và nhân dân; đóng góp trí tuệ, trách nhiệm trong việc quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; cơ cấu lãnh đạo của các cơ quan trong bộ máy nhà nước khi chưa có hiến pháp mới, tiến hành bầu các chức danh lãnh đạo cao nhất của Chính phủ và Nhà nước, hình thành các cơ quan trong bộ máy Nhà nước để điều hành công việc chung của đất nước.
Tiếp nối hành trình, Quốc hội khóa XV hiện đang tiếp tục phát huy vai trò cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Yên Bái gồm: ông Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đoàn ĐBQH tỉnh; ông Nguyễn Quốc Luận - Phó Trưởng Đoàn đoàn ĐBQH tỉnh; bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Nguyễn Thành Trung - Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; bà Khang Thị Mào - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Mù Cang Chải; bà Triệu Thị Huyền - cán bộ Tỉnh đoàn Yên Bái.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, các đại biểu khóa XV đã hết lòng hết sức vì trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó; tích cực triển khai hoạt động trong điều kiện nhiều khó khăn mới phát sinh do dịch bệnh Covid-19; nỗ lực với quá trình đổi mới trong các hoạt động của Quốc hội. Năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau các kỳ họp tại 11 điểm với sự tham gia của gần 3.000 cử tri thuộc 48 xã, phường, thị trấn; tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề với 200 cử tri đại diện cho cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.
Đặc biệt, lần đầu tiên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề, kết hợp đối thoại với công nhân, viên chức, người lao động bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến từ điểm cầu trung tâm tỉnh tới 8 điểm cầu của 8 huyện, thị xã với hơn 700 đại biểu đại diện cho cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn toàn tỉnh tham dự.
Quang cảnh cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 5 của đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tại huyện Trấn Yên, tháng 5/2023
Trong năm 2023 diễn ra Kỳ họp thứ 5 và Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Các đại biểu tỉnh Yên Bái đã nêu cao trách nhiệm, tích cực tham gia ý kiến vào các báo cáo của Chính phủ, báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các dự án luật, nghị quyết và quyết định công tác nhân sự lãnh đạo Nhà nước... Tổng số đã có 43 lượt ý kiến của các vị đại biểu trong Đoàn phát biểu thảo luận tại tổ và tại hội trường. Ngay trong Kỳ họp thứ 5 (Bất thường) đầu năm 2024, Trưởng Đoàn ĐBQH Đỗ Đức Duy thảo luận ở tổ về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Trưởng đoàn Nguyễn Quốc Luận đề nghị tạo tính linh hoạt, chủ động cho các địa phương trong cân đối, sử dụng nguồn lực phục vụ cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đại biểu Nguyễn Thành Trung tham gia ý kiến vào cơ chế quản lý vốn, tài sản trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia…
Với ý nghĩa trọng đại của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 và tiếp nối niềm tự hào về những kết quả mà các ĐBQH đạt được trong nhiệm kỳ qua, các ĐBQH tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành tốt trọng trách mà cử tri và nhân dân giao phó, thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ XV và những nhiệm kỳ tới đây.
Các bài khác
- Yên Bái tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (19/03/2024)
- Tỉnh Yên Bái tham dự Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
(18/03/2024)
- Yên Bái dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV
(07/03/2024)
- Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy thảo luận ở tổ về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (18/01/2024)
- Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái: Phân cấp triệt để cho cấp huyện, tạo sự chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện các CTMTQG (17/01/2024)
- Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập (15/01/2024)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp (09/01/2024)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái giám sát chuyên đề chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (05/01/2024)
- Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (29/11/2023)
- Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận tham gia ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (27/11/2023)
Xem thêm »