HĐND - Sáng 18/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính tại Phiên họp thứ 31.
Các đại biểu dự phiên chất vấn tại điểm cầu tỉnh Yên Bái
Phiên chất vấn được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Dự Phiên chất vấn tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các vị đại biểu Quốc hội; đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Ban HĐND tỉnh; các sở, ngành liên quan.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trong khuôn khổ Phiên họp lần thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một ngày để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp lần này được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở tổng hợp các nguồn thông tin và đề xuất của các Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, rà soát phạm vi là chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 và các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đồng thời xuất phát từ tình hình thực tiễn tạo điều kiện cho tất cả các Bộ trưởng ngành đều được tham gia trả lời chất vấn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn chất vấn đối với các nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao.
Lưu ý thời gian chất vấn chỉ trong một ngày, để bảo đảm sử dụng thời gian hiệu quả tối đa, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi rõ ngắn gọn đi thẳng về vấn đề tranh luận thẳng thắn, trách nhiệm mang tính xây dựng cao theo quy định, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn không quá một phút; thời gian tranh luận không quá 2 phút.
Đồng thời, đề nghị các Bộ trưởng nêu cao tinh thần trách nhiệm, trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu; đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi, bảo đảm vừa khắc phục kịp thời, hiệu quả các yếu kém, hạn chế trước mắt, vừa tạo được chuyển biến thực chất căn cơ lâu dài đối với từng nội dung được chất vấn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành, lĩnh vực quản lý đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong quá trình chất vấn, chủ tọa sẽ mời thêm một số thành viên Chính phủ tham gia giải trình, làm rõ thêm vấn đề. Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết để làm cơ sở thực hiện và giám sát.
Điều hành phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trong phiên chất vấn về lĩnh vực tài chính, trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Cùng tham gia trả lời có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại phiên chất vấn đã có 43 đại biểu chất vấn, 4 đại biểu tranh luận trực tiếp các nội dung liên quan đến công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính; việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; công tác quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn
Trả lời chất vấn về việc chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm là hành vi của các nhân viên bảo hiểm, công ty bảo hiểm. Về mặt quản lý, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại, xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý. Về hợp đồng kéo dài, trước đây, có những hợp đồng kéo dài hàng chục trang, gây sơ hở trong nắm bắt thông tin, gây thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, khi sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ quan soạn thảo đã dành một chương cho hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm gọn hơn, rõ hơn, chặt chẽ hơn. Đồng thời cũng có quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi nhận lại tiền, công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.
Đối với ý kiến về việc nhập khẩu đường mía của Lào có thuộc mặt hàng chịu thuế quan hay không, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị định 80, thực hiện cam kết quốc tế, đối với đường kính nhập trong khối ASEAN được hưởng thuế đặc biệt khi có đủ điều kiện được Bộ Công Thương cấp giấy phép nằm trong hạn mức nhập khẩu. Nếu nằm ngoài hạn mức nhập khẩu, không có giấy phép thì không được miễn thuế, không được hưởng cơ chế ưu đãi đặc biệt về thuế.
Trả lời chất vấn của đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng về giải pháp giải quyết bồi thường thiệt hại tài sản cho bên thứ ba, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại đã được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm năm 2023. Đối với việc thực hiện bồi thường thiệt hại chậm hoặc cố tình có kéo, gây ra tranh chấp hiện có hai kênh giải quyết. Đó là gọi đến Cục Quản lý bảo hiểm sẽ có trách nhiệm giải quyết trong phạm vi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; Nếu có dấu hiệu lừa đảo hình sự sẽ được xử lý qua bộ phận điều tra hình sự. Về phía Bộ Tài chính đã chỉ đạo các công ty bảo hiểm thực hiện vấn đề này một cách nghiêm túc; công ty bảo hiểm nào dây dưa, không trả bảo hiểm thì Cục Quản lý bảo hiểm của Bộ Tài chính sẽ tổ chức thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại theo quy định.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Công Hoàng - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên về khung pháp lý cấp phép đào tạo môi giới bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính xác định giá tối đa, còn giá cụ thể do Bộ Y tế quyết định. Vì vậy, đối với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi công tác của từng bộ, từng bộ có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý trong phạm vi. Bộ Tài chính chỉ hướng dẫn chung về chuẩn mực, về giá và hướng dẫn chung về cách xác định giá.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh về giải pháp ngăn chăn sai phạm trong việc bán sản phẩm nhân thọ thông qua các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chúng ta có 19 công ty bảo hiểm và chỉ có 2 công ty bảo hiểm trong nước và 17 công ty bảo hiểm liên doanh và nước ngoài. Việc hoạt động chủ yếu do đại lý và nhân viên ở trong nước thực hiện, khi liên kết bán qua ngân hàng có thể do hành vi của nhân viên ngân hàng, cũng chưa xác định rõ vai trò của các Chủ tịch, lãnh đạo các ngân hàng thương mại, cũng có thể do bảo hiểm liên kết để hưởng chi phí dịch vụ. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, vai trò thanh tra, kiểm tra còn thiếu về định hướng, quản lý dẫn tới tình trạng nhân viên tư vấn sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, Bộ Tài chính xây dựng quy trình thanh tra kiểm tra để đảm bảo đúng quy định…
Trả lời câu hỏi về vấn đề kiểm toán có sai phạm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, vừa qua có hiện tượng sai phạm trong kiểm toán độc lập ở một số các vụ án hình sự. Theo Bộ trưởng, điều này liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm: năng lực của cán bộ kiểm toán ở các công ty kiểm toán, tinh thần trách nhiệm của những cán bộ làm công tác kiểm toán trực tiếp, không loại trừ trường hợp cấu kết cố tình vi phạm pháp luật để làm sai. Về công tác kiểm toán Bộ Tài chính đã thực hiện các chỉ đạo của Đảng, siết chặt từ khâu đào tạo, thi cấp chứng nhận kiểm toán viên, đặt ra các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật, được tổ chức thi, đào tạo một cách nghiêm túc. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục siết chặt hoạt động quản lý hoạt động của các công ty kiểm toán, xử lý nghiêm các sai phạm.
Tham gia chất vấn tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Huế, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn, cho biết, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong thời gian qua, nhiều nơi đã lợi dụng hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và đặt cược có thưởng để tổ chức đánh bạc hoặc đặt cược trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết khung pháp lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và đặt cược có thưởng có những thay đổi như nào trong thời gian qua? Tại sao đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh đặt cược nào? Đồng thời đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để công tác quản lý trong lĩnh vực này đạt hiệu quả?
Trả lời nội dung chất vấn nêu trên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, ở nước ta có 93 trò chơi điện tử được đặt ở các khách sạn 5 sao, tuy nhiên điều kiện để được đặt ở đó là doanh nghiệp phải có vốn 500 tỷ đồng trở lên, phải có hệ thống thiết bị điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp để giám sát. Các trò chơi đó chỉ áp dụng với người nước ngoài. Hệ thống này đã hỗ trợ các khách sạn 5 sao, giúp đạt được kết quả kinh doanh cũng như giải quyết vấn đề lao động.
Bộ trưởng cho biết, về đặt cược, hiện có các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó, tuy nhiên đến nay chưa triển khai được. Khi thực hiện loại hình đặt cược về bóng đá, Bộ tiến hành xây dựng quy định để tổ chức đấu thầu, gặp vướng mắc với Luật Đấu thầu. Vừa qua, khi sửa Luật Đấu thầu, chúng ta đã đưa được quy định về vấn đề này, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai đặt cược bóng đá. Đối với đua ngựa, đua chó, chủ đầu tư cần xây dựng hệ thống chuồng đua chuẩn, có các thiết bị, nhân công chuyên nghiệp, đảm bảo để triển khai. Đây là loại hình mới, Bộ đang tích cực nghiên cứu, triển khai đồng thời ngăn ngừa rủi ro ở hình thức này.
Đối với các hình thức này, khi cấp phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình với Chính phủ, để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chủ trương đầu tư, nhưng khi hoàn thành cơ sở vật chất để đạt được các điều kiện cấp phép đặt cược thì lại có trách nhiệm của Bộ Tài chính. Bộ sẽ tích cực triển khai tháo gỡ vấn đề này.
Tại Phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã trả lời ý kiến chất vấn của các đại biểu về việc làm rõ kế hoạch thiết lập khu vực ngoại quan trên biển; giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá; số hóa bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; phương án xét mức tăng, giảm trừ gia cảnh khi xác định thuế thu nhập cá nhân; giải pháp khắc phục hạn chế để xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan phù hợp với yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số…
Phát biểu kết thúc phiên chất vấn đối với lĩnh vực tài chính Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng, các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội đã bám sát các nội dung chất vấn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chuẩn bị tốt nội dung, tập trung trả lời vào các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn tồn tại, hạn chế; ghi nhận nỗ lực của Bộ trưởng trong việc đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại, bất cập trong phạm vi phụ trách.
Chiều nay (18/3), phiên chất vấn tiếp tục với nội dung chất vấn lĩnh vực ngoại giao, trong đó, tập trung vào các nhóm vấn đề: Công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam; Thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo; Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch; Công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài); giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
Ban Biên tập
HĐND - Sáng 18/3, dưới sự chủ trì của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính tại Phiên họp thứ 31. Phiên chất vấn được tổ chức tại Phòng Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phiên chất vấn được phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Dự Phiên chất vấn tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các vị đại biểu Quốc hội; đồng chí Vũ Quỳnh Khánh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Ban HĐND tỉnh; các sở, ngành liên quan.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trong khuôn khổ Phiên họp lần thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một ngày để tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp lần này được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở tổng hợp các nguồn thông tin và đề xuất của các Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, rà soát phạm vi là chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 và các kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đồng thời xuất phát từ tình hình thực tiễn tạo điều kiện cho tất cả các Bộ trưởng ngành đều được tham gia trả lời chất vấn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định lựa chọn chất vấn đối với các nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao.
Lưu ý thời gian chất vấn chỉ trong một ngày, để bảo đảm sử dụng thời gian hiệu quả tối đa, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi rõ ngắn gọn đi thẳng về vấn đề tranh luận thẳng thắn, trách nhiệm mang tính xây dựng cao theo quy định, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn không quá một phút; thời gian tranh luận không quá 2 phút.
Đồng thời, đề nghị các Bộ trưởng nêu cao tinh thần trách nhiệm, trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, làm rõ những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu; đưa ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả, khả thi, bảo đảm vừa khắc phục kịp thời, hiệu quả các yếu kém, hạn chế trước mắt, vừa tạo được chuyển biến thực chất căn cơ lâu dài đối với từng nội dung được chất vấn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành, lĩnh vực quản lý đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong quá trình chất vấn, chủ tọa sẽ mời thêm một số thành viên Chính phủ tham gia giải trình, làm rõ thêm vấn đề. Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết để làm cơ sở thực hiện và giám sát.
Điều hành phiên chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trong phiên chất vấn về lĩnh vực tài chính, trách nhiệm trả lời chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Cùng tham gia trả lời có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tại phiên chất vấn đã có 43 đại biểu chất vấn, 4 đại biểu tranh luận trực tiếp các nội dung liên quan đến công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; việc thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty làm dịch vụ liên quan đến tài chính; việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xổ số, đặt cược, casino và trò chơi điện tử có thưởng; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; công tác quản lý giá và việc quyết định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn
Trả lời chất vấn về việc chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm là hành vi của các nhân viên bảo hiểm, công ty bảo hiểm. Về mặt quản lý, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại, xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý. Về hợp đồng kéo dài, trước đây, có những hợp đồng kéo dài hàng chục trang, gây sơ hở trong nắm bắt thông tin, gây thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, khi sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ quan soạn thảo đã dành một chương cho hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm gọn hơn, rõ hơn, chặt chẽ hơn. Đồng thời cũng có quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền đòi nhận lại tiền, công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.
Đối với ý kiến về việc nhập khẩu đường mía của Lào có thuộc mặt hàng chịu thuế quan hay không, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, theo Nghị định 80, thực hiện cam kết quốc tế, đối với đường kính nhập trong khối ASEAN được hưởng thuế đặc biệt khi có đủ điều kiện được Bộ Công Thương cấp giấy phép nằm trong hạn mức nhập khẩu. Nếu nằm ngoài hạn mức nhập khẩu, không có giấy phép thì không được miễn thuế, không được hưởng cơ chế ưu đãi đặc biệt về thuế.
Trả lời chất vấn của đại biểu Lã Thanh Tân - Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng về giải pháp giải quyết bồi thường thiệt hại tài sản cho bên thứ ba, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại đã được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm năm 2023. Đối với việc thực hiện bồi thường thiệt hại chậm hoặc cố tình có kéo, gây ra tranh chấp hiện có hai kênh giải quyết. Đó là gọi đến Cục Quản lý bảo hiểm sẽ có trách nhiệm giải quyết trong phạm vi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; Nếu có dấu hiệu lừa đảo hình sự sẽ được xử lý qua bộ phận điều tra hình sự. Về phía Bộ Tài chính đã chỉ đạo các công ty bảo hiểm thực hiện vấn đề này một cách nghiêm túc; công ty bảo hiểm nào dây dưa, không trả bảo hiểm thì Cục Quản lý bảo hiểm của Bộ Tài chính sẽ tổ chức thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại theo quy định.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Công Hoàng - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên về khung pháp lý cấp phép đào tạo môi giới bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính xác định giá tối đa, còn giá cụ thể do Bộ Y tế quyết định. Vì vậy, đối với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi công tác của từng bộ, từng bộ có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý trong phạm vi. Bộ Tài chính chỉ hướng dẫn chung về chuẩn mực, về giá và hướng dẫn chung về cách xác định giá.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh về giải pháp ngăn chăn sai phạm trong việc bán sản phẩm nhân thọ thông qua các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, chúng ta có 19 công ty bảo hiểm và chỉ có 2 công ty bảo hiểm trong nước và 17 công ty bảo hiểm liên doanh và nước ngoài. Việc hoạt động chủ yếu do đại lý và nhân viên ở trong nước thực hiện, khi liên kết bán qua ngân hàng có thể do hành vi của nhân viên ngân hàng, cũng chưa xác định rõ vai trò của các Chủ tịch, lãnh đạo các ngân hàng thương mại, cũng có thể do bảo hiểm liên kết để hưởng chi phí dịch vụ. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, vai trò thanh tra, kiểm tra còn thiếu về định hướng, quản lý dẫn tới tình trạng nhân viên tư vấn sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, Bộ Tài chính xây dựng quy trình thanh tra kiểm tra để đảm bảo đúng quy định…
Trả lời câu hỏi về vấn đề kiểm toán có sai phạm, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, vừa qua có hiện tượng sai phạm trong kiểm toán độc lập ở một số các vụ án hình sự. Theo Bộ trưởng, điều này liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm: năng lực của cán bộ kiểm toán ở các công ty kiểm toán, tinh thần trách nhiệm của những cán bộ làm công tác kiểm toán trực tiếp, không loại trừ trường hợp cấu kết cố tình vi phạm pháp luật để làm sai. Về công tác kiểm toán Bộ Tài chính đã thực hiện các chỉ đạo của Đảng, siết chặt từ khâu đào tạo, thi cấp chứng nhận kiểm toán viên, đặt ra các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật, được tổ chức thi, đào tạo một cách nghiêm túc. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục siết chặt hoạt động quản lý hoạt động của các công ty kiểm toán, xử lý nghiêm các sai phạm.
Tham gia chất vấn tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Huế, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn, cho biết, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong thời gian qua, nhiều nơi đã lợi dụng hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và đặt cược có thưởng để tổ chức đánh bạc hoặc đặt cược trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết khung pháp lý đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và đặt cược có thưởng có những thay đổi như nào trong thời gian qua? Tại sao đến nay, Bộ Tài chính vẫn chưa cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh đặt cược nào? Đồng thời đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để công tác quản lý trong lĩnh vực này đạt hiệu quả?
Trả lời nội dung chất vấn nêu trên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay, ở nước ta có 93 trò chơi điện tử được đặt ở các khách sạn 5 sao, tuy nhiên điều kiện để được đặt ở đó là doanh nghiệp phải có vốn 500 tỷ đồng trở lên, phải có hệ thống thiết bị điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp để giám sát. Các trò chơi đó chỉ áp dụng với người nước ngoài. Hệ thống này đã hỗ trợ các khách sạn 5 sao, giúp đạt được kết quả kinh doanh cũng như giải quyết vấn đề lao động.
Bộ trưởng cho biết, về đặt cược, hiện có các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó, tuy nhiên đến nay chưa triển khai được. Khi thực hiện loại hình đặt cược về bóng đá, Bộ tiến hành xây dựng quy định để tổ chức đấu thầu, gặp vướng mắc với Luật Đấu thầu. Vừa qua, khi sửa Luật Đấu thầu, chúng ta đã đưa được quy định về vấn đề này, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai đặt cược bóng đá. Đối với đua ngựa, đua chó, chủ đầu tư cần xây dựng hệ thống chuồng đua chuẩn, có các thiết bị, nhân công chuyên nghiệp, đảm bảo để triển khai. Đây là loại hình mới, Bộ đang tích cực nghiên cứu, triển khai đồng thời ngăn ngừa rủi ro ở hình thức này.
Đối với các hình thức này, khi cấp phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình với Chính phủ, để Thủ tướng Chính phủ ban hành Chủ trương đầu tư, nhưng khi hoàn thành cơ sở vật chất để đạt được các điều kiện cấp phép đặt cược thì lại có trách nhiệm của Bộ Tài chính. Bộ sẽ tích cực triển khai tháo gỡ vấn đề này.
Tại Phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã trả lời ý kiến chất vấn của các đại biểu về việc làm rõ kế hoạch thiết lập khu vực ngoại quan trên biển; giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá; số hóa bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; phương án xét mức tăng, giảm trừ gia cảnh khi xác định thuế thu nhập cá nhân; giải pháp khắc phục hạn chế để xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan phù hợp với yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số…
Phát biểu kết thúc phiên chất vấn đối với lĩnh vực tài chính Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết: Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, trách nhiệm, thẳng thắn và xây dựng, các câu hỏi của các đại biểu Quốc hội đã bám sát các nội dung chất vấn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chuẩn bị tốt nội dung, tập trung trả lời vào các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm, giải trình khá đầy đủ các vấn đề còn tồn tại, hạn chế; ghi nhận nỗ lực của Bộ trưởng trong việc đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại, bất cập trong phạm vi phụ trách.
Chiều nay (18/3), phiên chất vấn tiếp tục với nội dung chất vấn lĩnh vực ngoại giao, trong đó, tập trung vào các nhóm vấn đề: Công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; tình trạng vi phạm pháp luật của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam; Thực trạng việc triển khai các thỏa thuận song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; công tác hỗ trợ mở rộng thị trường hàng hóa xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tránh bị lừa đảo; Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và việc miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước vào Việt Nam để phát triển du lịch; Công tác quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy ngành ngoại giao (kể cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài); giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động ngoại giao.
Các bài khác
- Yên Bái dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV
(07/03/2024)
- Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đỗ Đức Duy thảo luận ở tổ về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (18/01/2024)
- Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái: Phân cấp triệt để cho cấp huyện, tạo sự chủ động, linh hoạt trong triển khai thực hiện các CTMTQG (17/01/2024)
- Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập (15/01/2024)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp (09/01/2024)
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái giám sát chuyên đề chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (05/01/2024)
- Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Huyền thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (29/11/2023)
- Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái Nguyễn Quốc Luận tham gia ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) (27/11/2023)
- Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái thảo luận tại hội trường tham gia ý kiến vào Luật Đất đai (sửa đổi) (04/11/2023)
- Đại biểu Nguyễn Quốc Luận (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái) tham gia ý kiến vào Báo cáo Kết quả giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2021-2030 (30/10/2023)
Xem thêm »