Sign In

Tin Hoạt động >> Chính trị

Tán thành chủ trương sắp xếp, hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai

13/05/2025 08:28:40 Xem cỡ chữ Google
HĐND - Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026, sau khi xem xét Tờ trình, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh của UBND tỉnh và báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế, các đại biểu HĐND tỉnh đã thảo luận và biểu quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai.

Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái (trước hợp nhất)

Theo đó, sắp xếp, hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai, tên gọi đơn vị hành chính mới: Tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái (trước hợp nhất) với diện tích tự nhiên: 13.256,92 km2, quy mô dân số: 1.778.785 người.

Có thể thấy, việc sắp xếp, hợp nhất tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi tỉnh, mang lại lợi ích về nhiều mặt, cụ thể:

- Về công tác quản lý nhà nước: (1) Thực hiện sắp xếp, Hợp nhất tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp tạo ra những thay đổi tích cực, hướng đến nâng cao được hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và tiết kiệm ngân sách nhà nước cho việc bảo đảm hoạt động của bộ máy quản lý. Theo tính toán bước đầu, ước tính việc sắp xếp, tổ chức lại theo hướng tinh gọn số lượng ĐVHC theo định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận số 127-KL/TW ước tính tiết kiệm ngân sách nhà nước khoảng 262.500 tỷ đồng mỗi năm, chiếm khoảng 3,8% GDP; (2) Việc loại bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) không chỉ làm tinh gọn số lượng ĐVHC mà còn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện tối ưu  hoá nguồn lực tài chính, phân bổ ngân sách hợp lý hơn cho an sinh xã hội, thực hiện hiệu quả các các hoạt động thiết yếu phục vụ Nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân địa phương. Đây sẽ là nguồn lực quan trọng giúp nước ta thực hiên các mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển; (3) Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, góp phần nâng cao chất lượng và trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại những đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp; cán bộ, công chức thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công việc, thường xuyên tu dưỡng đạo đức trau dồi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyết công việc. Đối với những người không đủ điều kiện tiêu chuẩn, không đáp ứng được yêu cầu tình hình mới thì thực hiện chính sách tinh giảm biên chế; (4) Khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương; góp phần kết nối đồng bộ cơ sở hạ tầng của nhiều đơn vị hành chính trong khu vực; chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm tốt trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế giữa các khu vực có trình độ quản lý và phát triển kinh tế cao với khu vực liền kề.

- Về phát triển kinh tế: (1) Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp giúp khắc phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt, manh mún, nhỏ lẻ hoặc đầu tư dàn trải, trùng lặp. Sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ hình thành các đơn vị hành chính mới có quy mô lớn, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương, tạo thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng thương mại dịch vụ, tạo kết nối và giao lưu phát triển giữa các địa phương, từ đó nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế địa phương, đủ tiềm lực để cạnh tranh với các đơn vị hành chính của các nước trong khu vực và thế giới; (2) Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp góp phần giải quyết triệt để các vấn đề về sử dụng tài nguyên, môi trường, khắc phục một phần tình trạng biệt lập trong hoạch định và thực thi chính sách của các địa phương; (3) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội; sắp xếp hợp lý nguồn lao động, tạo ra động lực phát mới cho sự phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh phù hợp với nguyện vọng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương.

- Về xã hội: (1) Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp giúp quy hoạch hơn về hạ tầng, giao thông, đô thị hóa, tăng nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân; (2) Việc mở rộng quy mô đơn vị hành chính tạo điều kiện giải quyết tốt hơn các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thu gom, xử lý chất thải, các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn; (3) Việc tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, bỏ cấp trung gian giúp kéo gần khoảng cách giữa Nhân dân với chính quyền địa phương và Trung ương; từ đó tăng cường bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân với chính quyền địa phương; (4) Việc tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương cấp cơ sở, chính quyền cơ sở trực tiếp quyết định và giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân trên địa bàn, là căn cứ để cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa trình tự, thủ tục, hồ sơ, giúp tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn; (5) Sự tương đồng về các yếu tố dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và các mối quan hệ kinh tế, chính trị truyền thống giữa các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp tạo điều kiện cho việc mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư trong khu vực.

- Về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự xã hội: (1) Sau khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính thì diện tích tự nhiên đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã hình thành mới sau sắp xếp rộng hơn, thuận lợi cho việc xây dựng kế hoạch tác chiến; (2) Sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính sẽ giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất hơn của lực lượng Quân sự, Công an; cán bộ phụ trách địa bàn được bổ sung, theo đó thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ quân sự, an ninh tại địa bàn. Từ đó, công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở ổn định hơn.

- Về cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công: (1) Tiết kiệm ngân sách nhà nước hàng năm cho thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công do giảm số lượng đơn vị hành chính; (2) Có điều kiện tập trung nguồn lực để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công tại các đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp, Hợp nhất

Ban Biên tập

15oC

Thấp nhất 13°C, cao nhất 17°C. Trời nhiều mây, . Áp suất không khí hPa.
Độ ẩm trung bình %. Tốc độ gió km/h