HĐND - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Văn Chấn đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tư duy phát triển kinh tế của người dân đã có nhiều thay đổi, với việc mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT và sản xuất nên tổng đàn gia súc tăng nhanh và bền vững qua từng năm. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Được hỗ trợ kinh phí, gia đình bà Nguyễn Thị Nhu - Thôn An Thái, xã Minh An đã đầu tư chuồng trại có quy mô
Gia đình bà Hoàng Thị Ròn, TDP 7, thị trấn Nông trường Trần Phú đã phát triển chăn nuôi lợn nhiều năm nay. Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế. Tuy nhiên, do thiếu vốn sản xuất nên gia đình bà vẫn chưa dám đầu tư chăn nuôi theo quy mô lớn. Khi biết có chủ trương hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng làm chuồng trại đối với những hộ chăn nuôi với quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thit, gia đình bà Ròn đã mạnh dạn đăng ký tham gia. Với số tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, cùng số tiền tích cóp của gia đình, bà Ròn đã xây dựng hệ thống chuồng trại hơn 400m, đầu tư mua 5 con lợn nái và 80 con lợn thịt về chăn nuôi. “Nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh và chăn nuôi hiệu quả, từ tháng 4 đến nay gia đình tôi đã xuất bán 13 tấn lợn hơi, thu về trên 100 triệu đồng đã trừ chi phí. Hiện nay gia đình đang chăn nuôi 7 con lợn nái, 100 con lợn thịt, trong đó có 20 con lợn thịt chuẩn bị xuất bán phục vụ nhu cầu bà con dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn”. Bà Hoàng Thị Ròn, tổ dân phố 7, thị trấn Nông trường Trần Phú chia sẻ.
Với gia đình bà Nguyễn Thị Nhu, thôn An Thái, xã Minh An cũng phát triển kinh tế từ chăn nuôi bò nhưng do kinh tế khó khăn nên bà Nhu chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ. Năm 2022, gia đình bà được hỗ trợ 30 triệu đồng theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, để làm chuồng trại, gia đình bà đã đầu tư chăn nuôi 10 con bò sinh sản. Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, gia đình bà Nhu đã trồng 1ha cỏ voi. Đồng thời để cung cấp đủ dưỡng chất cho đàn bò trong mùa đông, nhất là bò mẹ và bê con, ngay từ đầu mùa đông, bà Nhu đã đầu tư hơn 20 triệu đồng mua cám ngô, men vi sinh và cỏ voi về làm hơn 6 tấn cỏ ủ cho bò ăn trong những ngày giá rét. “Chăn nuôi hiệu quả, trong năm nay gia đình tôi đã bán được 9 con bê con, đem lại nguồn thu gần 130 triệu đồng, chúng tôi rất cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đã hỗ trợ cho gia đình một phần kinh phí, để gai đình tôi có thêm động lực đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn. Bà Nguyễn Thị Nhu, thôn An Thái, xã Minh An tâm sự:
Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn xã Minh An đã có 20 mô hình và 1 Tổ hợp tác, gồm 9 hộ dân được hỗ trợ chăn nuôi bò theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Xã Minh An đã lựa chọn đối tượng và hỗ trợ theo đúng quy định của Nghị quyết, hỗ trợ 30 triệu đồng/1 mô hình chăn nuôi bò với quy mô từ 10 con trở lên và hỗ trợ 40 con bò, cho 9 hộ dân trong Tổ hợp tác. Ông Triệu Tiến Đình, Chủ tịch UBND xã Minh An cho biết: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết cho thấy các hộ dân đã chăm sóc và bảo vệ tốt đàn bò của gia đình, qua đó đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân và giúp địa phương hoàn thành, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về phát triển đàn gia súc hàng năm.
Gia đình bà Hoàng Thị Ròn -TDP 7, TTNT Trần Phú chăm sóc đàn lợn của gia đình
Thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Văn Chấn đã triển khai và hướng dẫn các địa phương tổ chức cho người dân ký tham gia mô hình theo đúng quy định của Nghị quyết. Tính đến hết năm 2023, toàn huyện Văn Chấn có 235 cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ với số tiền trên 6 tỷ 960 triệu đồng. Trong đó, có gần 160 mô hình chăn nuôi trâu bò với quy mô từ 10 con trở lên; 24 cơ sở chăn nuôi với quy mô 15 con lợn nái; 34 cơ sở chăn nuôi từ 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt; 13 cơ sở 3 lợn nái nội và 20 lợn thịt; 6 cơ sở nuôi dê và 1 Tổ hợp tác nuôi 40 con trâu, bò. Chỉ tính riêng trong năm 2023, toàn huyện đã hỗ trợ cho 70 cơ sở chăn nuôi với tổng kinh phí gần 1.900 triệu đồng. Từ đó hỗ trợ thêm nguồn kinh phí để các hộ đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống. Đặc biệt thông qua việc áp dụng quy mô, triển khai, hướng dẫn xây dựng các mô hình đã giúp các hộ chăn nuôi áp dụng các quy mô chăn nuôi phù hợp, ứng dụng KHKT và sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.
“Có thể khẳng định sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn huyện Văn Chấn đã thực sự phát huy hiệu quả. Nghị quyết không chỉ giúp nhân dân Văn Chấn tăng mạnh về số lượng đàn đại gia súc hằng năm mà còn làm thay đổi tư phát triển kinh tế của người dân, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ qua đó đã góp phần tạo việc làm, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, cải thiện đời sống của người nông dân”. Ông Phạm Nguyên Nguyên Bình, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn khẳng định.
Theo Trang TTĐT huyện Văn Chấn
HĐND - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Văn Chấn đã phát huy hiệu quả bước đầu. Tư duy phát triển kinh tế của người dân đã có nhiều thay đổi, với việc mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT và sản xuất nên tổng đàn gia súc tăng nhanh và bền vững qua từng năm. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.Gia đình bà Hoàng Thị Ròn, TDP 7, thị trấn Nông trường Trần Phú đã phát triển chăn nuôi lợn nhiều năm nay. Do chăn nuôi nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế. Tuy nhiên, do thiếu vốn sản xuất nên gia đình bà vẫn chưa dám đầu tư chăn nuôi theo quy mô lớn. Khi biết có chủ trương hỗ trợ kinh phí 30 triệu đồng làm chuồng trại đối với những hộ chăn nuôi với quy mô 5 con lợn nái và 50 con lợn thit, gia đình bà Ròn đã mạnh dạn đăng ký tham gia. Với số tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, cùng số tiền tích cóp của gia đình, bà Ròn đã xây dựng hệ thống chuồng trại hơn 400m, đầu tư mua 5 con lợn nái và 80 con lợn thịt về chăn nuôi. “Nhờ làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh và chăn nuôi hiệu quả, từ tháng 4 đến nay gia đình tôi đã xuất bán 13 tấn lợn hơi, thu về trên 100 triệu đồng đã trừ chi phí. Hiện nay gia đình đang chăn nuôi 7 con lợn nái, 100 con lợn thịt, trong đó có 20 con lợn thịt chuẩn bị xuất bán phục vụ nhu cầu bà con dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn”. Bà Hoàng Thị Ròn, tổ dân phố 7, thị trấn Nông trường Trần Phú chia sẻ.
Với gia đình bà Nguyễn Thị Nhu, thôn An Thái, xã Minh An cũng phát triển kinh tế từ chăn nuôi bò nhưng do kinh tế khó khăn nên bà Nhu chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ. Năm 2022, gia đình bà được hỗ trợ 30 triệu đồng theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, để làm chuồng trại, gia đình bà đã đầu tư chăn nuôi 10 con bò sinh sản. Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, gia đình bà Nhu đã trồng 1ha cỏ voi. Đồng thời để cung cấp đủ dưỡng chất cho đàn bò trong mùa đông, nhất là bò mẹ và bê con, ngay từ đầu mùa đông, bà Nhu đã đầu tư hơn 20 triệu đồng mua cám ngô, men vi sinh và cỏ voi về làm hơn 6 tấn cỏ ủ cho bò ăn trong những ngày giá rét. “Chăn nuôi hiệu quả, trong năm nay gia đình tôi đã bán được 9 con bê con, đem lại nguồn thu gần 130 triệu đồng, chúng tôi rất cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đã hỗ trợ cho gia đình một phần kinh phí, để gai đình tôi có thêm động lực đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn. Bà Nguyễn Thị Nhu, thôn An Thái, xã Minh An tâm sự:
Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn xã Minh An đã có 20 mô hình và 1 Tổ hợp tác, gồm 9 hộ dân được hỗ trợ chăn nuôi bò theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Xã Minh An đã lựa chọn đối tượng và hỗ trợ theo đúng quy định của Nghị quyết, hỗ trợ 30 triệu đồng/1 mô hình chăn nuôi bò với quy mô từ 10 con trở lên và hỗ trợ 40 con bò, cho 9 hộ dân trong Tổ hợp tác. Ông Triệu Tiến Đình, Chủ tịch UBND xã Minh An cho biết: Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết cho thấy các hộ dân đã chăm sóc và bảo vệ tốt đàn bò của gia đình, qua đó đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân và giúp địa phương hoàn thành, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về phát triển đàn gia súc hàng năm.
Gia đình bà Hoàng Thị Ròn -TDP 7, TTNT Trần Phú chăm sóc đàn lợn của gia đình
Thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Văn Chấn đã triển khai và hướng dẫn các địa phương tổ chức cho người dân ký tham gia mô hình theo đúng quy định của Nghị quyết. Tính đến hết năm 2023, toàn huyện Văn Chấn có 235 cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ với số tiền trên 6 tỷ 960 triệu đồng. Trong đó, có gần 160 mô hình chăn nuôi trâu bò với quy mô từ 10 con trở lên; 24 cơ sở chăn nuôi với quy mô 15 con lợn nái; 34 cơ sở chăn nuôi từ 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt; 13 cơ sở 3 lợn nái nội và 20 lợn thịt; 6 cơ sở nuôi dê và 1 Tổ hợp tác nuôi 40 con trâu, bò. Chỉ tính riêng trong năm 2023, toàn huyện đã hỗ trợ cho 70 cơ sở chăn nuôi với tổng kinh phí gần 1.900 triệu đồng. Từ đó hỗ trợ thêm nguồn kinh phí để các hộ đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống. Đặc biệt thông qua việc áp dụng quy mô, triển khai, hướng dẫn xây dựng các mô hình đã giúp các hộ chăn nuôi áp dụng các quy mô chăn nuôi phù hợp, ứng dụng KHKT và sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất.
“Có thể khẳng định sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn huyện Văn Chấn đã thực sự phát huy hiệu quả. Nghị quyết không chỉ giúp nhân dân Văn Chấn tăng mạnh về số lượng đàn đại gia súc hằng năm mà còn làm thay đổi tư phát triển kinh tế của người dân, từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ qua đó đã góp phần tạo việc làm, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, cải thiện đời sống của người nông dân”. Ông Phạm Nguyên Nguyên Bình, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn khẳng định.